Ít nhất 30 lính Thổ và đồng minh thiệt mạng khi những chiếc Su-24 và MiG-29 tấn công một đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya.

Su-24 và MiG-29 “vô danh”

Ấn phẩm Topontiki của Hy Lạp đưa tin một lực lượng không quân không rõ danh tính, bao gồm Su-24 và MiG-29, đã tấn công một đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở gần thành phố Mistrata, Libya.

Cuộc tấn công đã khiến ít nhất 30 tay súng Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh thiệt mạng. Ngoài ra, hơn 50 phương tiện kỹ thuật khác đã bị phá hủy.

Trước đó, có thông tin cho biết lực lượng LNA do tướng Khalif Haftar hậu thuẫn đã tái bố trí ở thành phố cảng chiến lược Sirte. Thành phố này cũng là “giới hạn đỏ” được Ai Cập tuyên bố không cho phép lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và các tay súng GNA vượt qua.

Nga xuong tay, Tho nhan don canh cao dau o Libya?
Với Su-24 và MiG-29, Nga đã ra tay cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya?

Trang Reporter của Nga nhận định tình hình tại Libya đang thay đổi một cách nhanh chóng. Một liên minh quốc tế đã có câu trả lời phố hợp trước đòn “tập kích” của Thổ Nhĩ Kỳ tiến đến Tripoli và xa hơn nữa là khu vực “lưỡi liềm dầu mỏ”, đồng thời sẵn sàng kiềm chế tham vọng của người Thổ.

Theo đó, cả Nga, Pháp, Ai Cập cùng với UAE và Saudi Arabia có thể đã soạn thảo một chiến lược chung nào đó nhằm chống lại mưu đồ của Ankara nhằm “gặm nhấm” một phần lãnh thổ rộng lớn của Libya.

Đại diện của LNA nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ muốn tiếp tục các hành động quân sự cho tới khi kiểm soát toàn bộ khu vực “lưỡi liềm dầu mỏ” và chỉ khi đó Tổng thống Erdogan mới đi tới đàm phán.

Trang Reporter đánh giá dầu mỏ của Libya có chất lượng cao trong khi các mỏ dầu của nước này lại nằm gần bờ Địa Trung Hải giúp cho việc xuất khẩu dễ dàng hơn. Chính vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh đổi việc hỗ trợ quân sự cho GNA dể lấy một Biên bản ghi nhớ về phân chia thềm lục địa Địa Trung Hải có lợi cho Ankara.

Trang báo Nga cũng đề cập tới tham vọng đế quốc của vì Libya từng là một tỉnh của Ottoman. Một khi chiếm được các vùng lãnh thổ then chốt và bố trí được căn cứ quân sự cùng lực lượng thánh chiến thân người Thổ, Ankara hoàn toàn có khả năng thực hiện các kế hoạch địa chính trị của mình trong khu vực.

Nga xuong tay, Tho nhan don canh cao dau o Libya?
Máy bay chiến đấu Su-24 của Nga ở Syria

Reporter cho rằng LNA sẽ tiếp tục là lực lượng nòng cốt chống lại người Thổ. Trong khi đó, LNA được quân đội Ai Cập hậu thuẫn và UAE cùng Saudi Arabia cũng đã công khai ủng hộ Ai Cập về tài chính.

Bên cạnh đó, các tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E do Nga sản xuất đã giúp triệt tiêu ưu thế trên không của người Thổ bằng cách tiêu diệt các máy bay không người lái của “Erdogan”.

Về mặt chính thức, Nga không can dự vào cuộc chiến tại Libya. Tuy nhiên, từ lâu đã có thông tin về lực lượng đánh thuê Wagner của Nga tham chiến tại quốc gia Bắc Phi này và đứng về phía tướng Haftar.

Thời gian qua, phía Mỹ cũng liên tiếp tung ra thông tin một lực lượng không quân chưa rõ danh tính do Nga sản xuất và không có số hiệu đã được đưa tới căn cứ quân sự ở al-Jufra ở Libya.

Dựa trên các nguồn tin này, trung tâm CSIS bình luận rằng “người Nga đang biến al-Jufra thành phiên bản tương tự căn cứ Hmeimim ở Syria. Thêm vào đó, các tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir-S1 và pháo phòng không được bố trí được bố trí ở hướng Bắc đã giúp chống lại các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Mỹ định “buôn nước bọt”

Bình luận về tình hình Libya, tờ The Hill của Mỹ cho rằng cộng đồng quốc tế đã bỏ qua nhiều cơ hội để giúp Libya tự hồi phục trên chính “đôi chân” của mình, song một cơ hội khác lại đang xuất hiện. Cơ hội mà tờ báo Mỹ nhắc tới là việc lực lượng LNA của tướng Haftar bị đẩy lùi ở Tripoli.

Tờ báo Mỹ khẳng định LNA có được sự hậu thuẫn của các lính đánh thuê người Nga cũng như hỏa lực của Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), và sự hậu thuẫn âm thầm từ nhiều quốc gia khác như Ai Cập, Pháp và Saudi Arabia.

Với tình hình bị chia cắt như hiện nay, tờ báo Mỹ cho rằng Libya có thể lựa chọn hình thức xây dựng chính quyền dựa căn cứ theo các thành phố, thay vì một nhà nước trung ương với đội quân riêng. Lựa chọn này được cho là có thể từng bước “ghép nối” đất nước.

Nga xuong tay, Tho nhan don canh cao dau o Libya?
Máy bay chiến đấu MiG-29 do Nga sản xuất

Việc các nhóm dân quân và các nhà trung gian quyền lực địa phương khác chấp nhận sự hiện diện của các quan sát viên bên ngoài, cam kết hạn chế sử dụng bạo lực, đảm bảo an ninh cũng như các dịch vụ căn bản cho người dân được tờ báo Mỹ đánh giá có thể là nền tảng dẫn đến việc thỏa thuận và phân chia hợp lý nguồn lợi nhuận từ dầu mỏ của Libya.

Đề xuất được đưa ra là, một nhóm giám sát gồm các thành viên là người Libya và các chuyên gia bên ngoài sẽ có quyền quyết định những nhân tố đủ tiêu chuẩn tham gia các thỏa thuận, hay lực lượng nào bị gạt khỏi danh sách vì những hành vi sai trái.

Đơn vị thanh sát của Liên hợp quốc cũng có thể được triển khai tới Libya, không phải để gìn giữ hòa bình, mà là để báo cáo về các trường hợp vi phạm và khích lệ các nhóm dân quân duy trì hòa bình đa phương và trong các khu vực mà họ nắm giữ.

Đề xuất trên cho thấy, người Mỹ không muốn mạo hiểm can dự vào cuộc chiến Libya nhưng lại muốn được dự phần để “chia chác”.

“Các chuyên gia bên ngoài” sẽ là những ai nếu không phải người Mỹ khi nước này có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc? Lực lượng nào sẽ bị “gạt ra” nếu không phải là các “đối thủ” của Mỹ và chắc chắn việc xác định “những hành vi sai trái” cũng sẽ gây tranh cãi trong tương lai.

Nga xuong tay, Tho nhan don canh cao dau o Libya?
Libya chìm trong chia rẽ và bạo lực sau khi phương Tây can thiệp quân sự lật đổ nhà lãnh đạo M. Gaddafi

Sẽ không dễ dàng để Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi các tham vọng tại Libya bằng sức mạnh quân sự và cũng không có “cửa” để Mỹ kiếm lợi tại đây chỉ bằng cách “chọc gậy bánh xe”.

Nga đã cho thấy rõ quyết tâm của mình khi ngày 3/7 hãng thông tấn Interfax dẫn lời Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết Nga đã quyết định mở lại Đại sứ quán của nước này tại Libya.

Ngoại trưởng Lavrov cho biết thêm một thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc xung đột Libya, do Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cùng với chỉ huy quân đội miền Đông Libya, Tướng Khalifa Haftar đề xuất tại Cairo hôm 6/6, phù hợp với những quyết định được đưa ra tại một hội nghị quốc tế ở Berlin (Đức) liên quan tới tình hình quốc gia Bắc Phi này.