Nhiều tỷ phú và quan chức Nga đã được tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 từ tháng 4/2020

Bloomberg ngày 19/7 đưa tin, ngay từ đầu tháng 4/2020, rất nhiều quan chức chính phủ Nga đã được tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 – loại vaccine được sáng chế bởi Viện Dịnh tễ và Vi trùng học Gamaleya ở Moscow.

Cùng với đó, nhiều người đứng đầu các doanh nghiệp lớn của Nga, mà trong đó có Giám đốc điều hành Tập đoàn nhôm khổng lồ United Co. Rusal cùng hàng loạt các doanh nhân là các tỷ phú Nga cũng đã đươc tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19.

Vaccine Gamaleya đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 1 hồi tuần trước. Viện Dịch tễ và Vi trùng học Gamaleya đã công bố kết quả nghiên cứu với sự tham gia của khoảng 40 người và đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 với nhóm đông hơn.

Nga đã thử nghiệm vaccine phòng ngừa Covid-19 trên người từ tháng 4/2020 và có kết quả rất khả quan

Ông Kirill Dmitriev, Chủ tịch Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga – đơn vị bảo trợ việc sản xuất vaccine Gamaleya – cho biết, giai đoạn thử nghiệm thứ 3 của vaccine Gamaleya sẽ bắt đầu từ ngày 3/8 với hàng ngàn người Nga, Ả-rập Saudi và UAE.

Nếu mọi việc suôn sẻ, dự kiến vaccine Gamaleya sẽ được phân phối trên toàn quốc vào đầu tháng 9 và Nga “có thể là một trong những quốc gia đầu tiên sản xuất được vắc-xin phòng Covid-19”, ông Kirill Dmitriev nhấn mạnh.

Nga hiện có số ca mắc SARS-CoV-2 cao thứ tư trên thế giới. Và chương trình phát triển vaccine của Viện Dịch tễ và Vi trùng học Gamaleya được đánh giá là có tốc độ nhanh hơn so với nhiều các chương trình phát triển vacine Covid-19 ở phương Tây.

Viện Dịch tễ và Vi trùng học Gamaleya hiện vẫn chưa đưa ra thông báo về việc các quan chức chính phủ và doanh nhân Nga được tiêm vaccine Gamaleya từ hồi tháng 4.

Chính phủ Nga thì không xác nhận cũng không bác bỏ thông tin này.

Tuy nhiên, trước đó ngày 17/7, ông Alexander Gintsburg, Viện trưởng Viện Dịch tễ học và Vi trùng học Gamaleya  đã cho hay, Nga sản xuất ra một loại vaccine phòng ngừa Covid-19 được cấp bằng sáng chế và tiên tiến hơn các nước phương Tây.

“Công nghệ của chúng tôi được cấp bằng sáng chế, độc đáo và với các thông số mà tôi cảm thấy tự tin khi tuyên bố, vượt quá khả năng của các sản phẩm tương tự đang được phát triển ở phương Tây”.

Theo Viện trưởng Viện Dịch tễ học và Vi trùng học Gamaleya, cơ sở của ông đã bắt đầu phát triển công nghệ được sử dụng để chế tạo ra loại vaccine có thể phòng ngừa Covid-19 từ 25 năm trước, chứ không phải tới khi đại dịch bùng phát.

Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko cũng cho biết: “Nga đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho vaccine Gamaleya  phòng ngừa Covid-19, trước khi cung cấp cho công chúng”.

Người đứng đầu ngành y tế của Liên bang Nga đã mô tả phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm này là một “định dạng mới về hiệu quả và an toàn” trong việc phòng ngừa đại dịch Covid-19.

“Chúng tôi có một cơ sở dữ liệu về các bệnh nhân nhiễm Covid-19 hồi phục. Chúng tôi sẽ khuếch tán với dữ liệu về các bệnh nhân đã được tiêm phòng để có bức tranh đầy đủ về tình trạng miễn dịch của các bệnh nhân đã được tiêm phòng và phục hồi”.

Với thực tế như vậy, việc nhiều quan chức chính phủ Nga và nhiều doanh nhân Nga được tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 từ hơn 3 tháng trước là rất có cơ sở. Phải chăng đó cũng là lý do Nga không chế được tỷ lệ tử vong/số ca nhiễm ở mức thấp? 

Yeu nhan Nga da tiem Vaccine Covid-19: My-phuong Tay giat minh?
Viện trưởng Viện dịch tễ và Vi trùng học Gamaleya Alexander Gintsburg

Mỹ-phương Tây giật mình?

Hãng tin Bloomberg cho biết, Mỹ-phương Tây đã tỏ ra nghi ngờ trước tuyên bố của ông Kirill Dmitriev, Chủ tịch Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, về việc nước Nga sẽ có vaccine phòng ngừa Covid-19 vào tháng 9 tới.

Giới phân tích cho rằng, việc Mỹ-phương Tây hoài nghi về vaccine Gamaleya là hoàn toàn dễ hiểu, và thực ra đó là phản ứng tất yếu của những người phải bất ngờ trước thành tựu của nền y học Nga.

Chưa cần biết tháng 9 nước Nga có vaccine Covid-19 hay chưa, thời gian sẽ trả lời. Song không thể phủ nhận Mỹ-phương Tây đã phải giật mình trước thành tựu của nền y học Nga trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Mỹ-phương Tây giật mình vì từ thế kỷ trước, ngành y tế Nga đã nghiên cứu về loại vaccine có thể phòng ngừa Covid-19 và khi dịch bệnh bùng phát thì chỉ hoàn tất những dữ liệu cuối cùng về cận lâm sàng và nhanh chóng cho thử nghiệm lâm sàng.

Trong khi Mỹ và các nước phương Tây còn chưa công bố chính thức các công trình nghiên cứu của mình và đành bất lực trước sự hoành hành của đại dịch khi tỷ lệ tử vong/số ca nhiễm quá cao, thì Nga đã tiến hành cho thử nghiệm và cho kết quả tốt.

Giám đốc điều hành một công ty của Nga đã được tiêm vaccine Gamaleya cho biết ông không gặp phải tác dụng phụ. Ông quyết định tiêm phòng để hy vong sống bình thường và điều hành công ty bình thường. Tưởng mạo hiểm song lại rất an toàn.

Theo các chuyên gia của Viện Dịch tễ và Vi trùng học Gamaleya, mỗi người sẽ được tiêm phòng vaccine Gamaleya 2 lần để tạo phản ứng miễn dịch, mà dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng 2 năm. Nhưng không ngờ kết quả nhanh hơn dự kiến.

Chính vì vậy, nhiều người sẵn sàng ký cam kết chấp nhận rủi ro để được tiêm phòng vaccine Gamaleya. Điều đó khiến chương trình thử nghiệm, dù hợp pháp, nhưng phải giữ kín, để tránh tiêm phòng đại trà khi chưa qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Yeu nhan Nga da tiem Vaccine Covid-19: My-phuong Tay giat minh?
Tổng thống Putin rất xem trọng việc tìm ra vaccine phòng ngừa Covid-19

Rõ ràng, những thành quả của ngành  tế Nga và những thành tựu của nền y học Nga đạt được trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 thật đáng ngưỡng mộ – vaccine Gamaleya thật độc đáo, như khẳng định của Viện trưởng Alexander Gintsburg.

Mỹ-phương Tây giật mình vì tập trung đầu tư cho nghiên cứu vaccine để phòng ngừa Covid-19 là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nga trong cuộc chiến chống đại dịch, chứ không phải nước Nga chỉ chờ ăn cắp thành quả của họ.

Chương trình nghiên cứu vaccine phòng ngừa Codid-19 của Viện Dịch tễ và Vi trùng học Gamaleya, không chỉ được sự bảo trợ bởi Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga , mà có sự hỗ trợ của cả quân đội Nga.

Tổng thống Vladimir Putin từng tuyên bố, tập trung đầu tư cho cuộc đua tìm kiếm vaccine phòng ngừa Covid-19 là một trong những chương trình ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nga trong thời điểm hiện tại. Chỉ có điều Nga không công bố cụ thể.

Chính vì vậy, tuyên bố của người đứng đầu Điện Kremlin bị xem chỉ là một tuyên bố chính trị, mang tính mị dân, còn ngành y tế Nga và nền y học Nga chưa thể đủ khả năng để sản xuất ra loại vaccine chống đại dịch Covid-19.

Chính vì vậy, việc chính phủ Nga thực hiện sứ mệnh nhân đạo, giúp Mỹ và các nước phương Tây chống dịch chỉ là nhằm tìm cách tiếp cận những thành tựu của nền y học Mỹ-phương Tây.

Rồi khi đã tung được hỏa mù và tìm ra đường đi nước bước thì Kremlin sẽ sử dụng các nhóm tin tặc Nga tấn công vào hệ thống các cơ sở dữ liệu của ngành y tế Mỹ-phương Tây, từ đó đánh cắp thành quả của họ.

Điều đó thể hiện rõ qua bản báo cáo dài 16 trang của Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh công bố ngày 16/7, rằng nhóm tin tặc Nga APT29 dùng mã độc WellMess và WellMail để tấn công các cơ sở nghiên cứu vaccine phòng ngừa Covid-19. 

Yeu nhan Nga da tiem Vaccine Covid-19: My-phuong Tay giat minh?
Chứ Nga không phải tìm cách ăn cắp thành quả của ngành y tế Mỹ-phương Tây

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cũng cảnh báo: “Việc tình báo Nga nhắm vào nỗ lực chiến đấu với dịch Covid-19 là không thể chấp nhận được”. Ông Raab cho rằng Moscow đang theo đuổi “các lợi ích mang tính ích kỷ với kiểu hành xử liều lĩnh”.

Hùa vào cùng với tình báo Anh, là tình báo Mỹ và tình báo Canada cũng tố tình báo Nga đứng sau việc tin tặc Nga tìm cách đánh cắp bí mật nghiên cứu vaccine phòng ngừa Covid-19 của phương Tây.

Nay, khi biết Nga đã cho tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 trên người từ hơn 3 tháng trước, mà những người được tiêm phòng lại toàn là yếu nhân của nước Nga, thử hỏi Mỹ-phương Tây làm sao không giật mình cho được?